
MỘT SỐ LƯU Ý CANH TÁC LÚA VỤ HÈ THU
– Các giải pháp cần thực hiện:
+ Thực hiện cày ải, phơi đất; vệ sinh đồng ruộng để hạn chế mầm bệnh trong đất; san bằng mặt ruộng để quản lý cỏ dại và hạn chế đọng nước giai đoạn đầu vụ gây chết mầm lúa (nắng nóng).
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và xử lý kịp thời các dịch hại phát sinh trên diện rộng.
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất: giống lúa cấp xác nhận trở lên, 01 phải 05 giảm, cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch,…
+ Chủ động các phương án tiêu thoát nước để phòng mưa lớn bất thường.
+ Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, cần đa dạng cây trồng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu của thị trường để việc chuyển đổi được ổn định lâu dài và hiệu quả.
+ Rầy nâu: mặc dù diện tích lúa nhiễm rầy nâu tuy đã giảm nhưng các địa phương không nên chủ quan, cần tiếp tục theo dõi sát tình hình rầy nâu di trú, rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Ốc bưu vàng: xuất hiện gây hại trong suốt vụ lúa nhất là tại những cánh đồng không thoát nước được; để quản lý ốc bưu vàng, cần thực hiện các biện pháp quản lý ngay trước khi gieo sạ như: đánh rảnh quanh ruộng, cắm cọc ven bờ khoảng cách 03 – 04 m/cây nơi có nước chảy và chổ rảnh sâu để thu bắt ốc, diệt trứng ốc, …
+ Bệnh đạo ôn: lưu ý bệnh xuất hiện gây hại vào giai đoạn phát triển sung yếu (đẻ nhánh – đòng trỗ) của cây lúa nhất là trên những trà lúa sạ dày, bón thừa phân đạm.
+ Chuột: xuất hiện gây hại trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng cây lúa, gây thiệt hại nặng trong giai đoạn làm đòng, do vậy cần diệt chuột thường xuyên, thực hiện ngay từ đầu vụ bằng nhiều biện pháp mang tính cộng đồng.
+ Ngoài ra cần lưu ý sự xuất hiện gây hại của các đối tượng như sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, các bệnh do vi khuẩn gây ra, …
—st—
———————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO CHÂU Á (AHT CORP)